Trang chủ Thông tin thị trường Tập trung phát triển hạ tầng và công nghiệp Trảng Bom

Tập trung phát triển hạ tầng và công nghiệp Trảng Bom

Trảng Bom đã và đang phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp, nhiều cụm KCN đạt chuẩn Singapore được hình thành và đi vào hoạt động. Trảng Bom là một huyện phát triển của Đồng Nai kết hợp với các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, và thành phố Biên Hòa tạo thành khu trung tâm công nghiệp Trảng Bom và Đồng Nai nói chung, đang ngày càng được hiện đại hóa về cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông.

Các Khu công nghiệp Trảng Bom

Theo quy hoạch, trên địa bàn H.Trảng Bom có tổng cộng 12 dự án khu công nghiệp (KCN) và cụm công nghiệp (CCN)

Trong đó có 4 KCN đã đầu tư là: Sông Mây quy mô hơn 473ha; Hố Nai quy mô hơn 372ha; Bàu Xéo quy mô gần 500ha và đang mở rộng thêm khoảng 380ha; Giang Điền quy mô 382ha. Hiện tỷ lệ cho thuê đất công nghiệp bình quân hơn 80%, có gần 190 dự án đầu tư nước ngoài vào huyện với tổng số vốn đăng ký hơn 1,4 tỷ USD, trong đó gần 130 dự án hoạt động, tạo việc làm cho hơn 90 ngàn người.

Có 8 CCN, trong đó CCN Hố Nai 3 diện tích 53ha đã hoàn chỉnh hạ tầng giai đoạn 1 từ nguồn vốn ngân sách tỉnh, hiện thu hút 24 dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, đạt 100% tổng diện tích đất công nghiệp; CCN nghề gỗ mỹ nghệ đã xây dựng xong kết cấu hạ tầng kỹ thuật, được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư; CCN Hưng Thịnh đã có nhà đầu tư đăng ký và đang thực hiện thủ tục đầu tư; còn lại đang kêu gọi đầu tư.

Một góc khu du lịch sinh thái Hồ Sông Mây – nơi được ví như bản sao của Đà Lạt tại Trảng Bom

Trong vài thập kỷ vừa qua, nhờ vị trí chiến lược trung tâm vùng kinh tế động lực phía Nam, tỉnh Đồng Nai rất quan tâm đầu tư phát triển hạ tầng giao thông và lĩnh vực công nghiệp.

Hạ tầng giao thông Trảng Bom

Trong đó, huyện Trảng Bom sở hữu nhiều tuyến đường chiến lược kết nối liên vùng như quốc lộ 1A, ĐT 767, 762, đường liên huyện Trảng Bom – Long Thành, Trảng Bom – Cây Gáo, đường vào khu du lịch và khu công nghiệp Giang Điền…

Bao quanh còn có hệ thống giao thông giúp gắn kết thuận lợi Trảng Bom với Long Thành, thành phố Biên Hòa, TP.HCM và khu vực lân cận như đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, đường sắt cao tốc Bắc – Nam, quốc lộ 20…

Hiện nay, trên địa bàn Trảng Bom cũng đang có 4 khu công nghiệp quy mô lớn là Sông Mây (473 ha), Hố Nai (523 ha), Bàu Xéo (500 ha) và Giang Điền (600 ha) cùng khá nhiều cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Nhờ tập trung thu hút đầu tư, kinh tế của Trảng Bom đang phát triển mạnh theo hướng ưu tiên công nghiệp, sau đó mới đến thương mại – dịch vụ và nông nghiệp.

Theo quy hoạch, Trảng Bom sẽ sớm phát triển kết nối với thành phố Biên Hòa hình thành trục giao thương trọng điểm của tỉnh Đồng Nai

Tại Đồng Nai, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trảng Bom hiện nay chỉ đứng sau Biên Hòa. Tuy nhiên, Trảng Bom được dự báo sẽ tăng tốc nhanh chóng trong những năm sắp tới do có nhiều yếu tố thuận lợi.

Thống kê cho thấy Trảng Bom đang là địa phương có dân số đông thứ hai của Đồng Nai với khoảng 900.000 người và mỗi năm thu hút khoảng 100.000 lao động nhập cư làm việc trong các khu công nghiệp.

Điều này kéo theo nhu cầu nhà ở rất lớn trong khi quỹ đất phát triển đô thị của Trảng Bom ngày càng khan hiếm. Mặt bằng giá bất động sản tại Trảng Bom cũng đang tăng vọt, nhất là sau khi Trảng Bom cùng với Long Thành, Nhơn Trạch được quy hoạch trở thành ba trung tâm logistic phục vụ sân bay quốc tế Long Thành khi đi vào hoạt động.

Bởi với công suất lên đến 100 triệu lượt hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm, sân bay quốc tế Long Thành chính là trung tâm trung chuyển lớn bậc nhất khu vực châu Á.

Tăng trưởng mạnh mẽ của các khu công nghiệp đã đóng góp quan trọng vào sự sôi động của thị trường bất động sản ở Đồng Nai. Trảng Bom, với các khu công nghiệp của mình, không chỉ mang lại cuộc sống ổn định cho người dân mà còn mở ra thị trường kinh doanh bất động sản tiềm năng. Bất động sản tại Trảng Bom đang thu hút khách hàng và hứa hẹn mang lại nhiều triển vọng đầu tư cho nhà đầu tư trong lĩnh vực này.

Ý kiến bình luận