Trang chủ Tin dự án TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương: Dồn lực hoàn thành công trình trọng điểm tạo động lực phát triển kinh tế

TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương: Dồn lực hoàn thành công trình trọng điểm tạo động lực phát triển kinh tế

Năm 2024, một số tỉnh, thành phố Đông Nam Bộ sẽ có hàng loạt công trình hạ tầng giao thông trọng điểm được hoàn thành, tạo động lực phát triển kinh tế.

Đồng loạt triển khai hàng chục dự án

Theo ông Trần Quang Lâm – Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh, năm 2024, ngành giao thông sẽ khởi công mới 16 dự án. Trong đó, hàng loạt dự án trọng điểm như: Mở rộng đường Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình) và các gói thầu còn lại của nút giao thông An Phú, Mỹ Thủy (TP. Thủ Đức); nút giao Ngã Tư Đình (giao Quốc lộ 1 với đường Nguyễn Văn Quá, Quận 12)…

TP. Hồ Chí Minh đồng loạt khởi công nhiều công trình giao thông năm 2024

Xem thêm: 5F Orianna (Phương Trường An 6) – Khu đô thị bậc nhất Bình Dương thanh toán chỉ 281 triệu ký công chứng

Đặc biệt, trong năm nay sẽ có 38 dự án hạ tầng sẽ hoàn thành đưa vào khai thác (cao gấp 2 lần so với số lượng năm 2023). Trong đó, nhiều dự án trọng điểm như: Hầm chui nút giao Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ, cầu Phước Long nối quận 7 với huyện Nhà Bè (cửa ngõ phía Nam thành phố); đường nối đường Trần Quốc Hoàn – Cộng Hòa (cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất); một số gói thầu của nút giao thông An Phú, Mỹ Thủy (cửa ngõ phía Đông); nâng cấp, mở rộng quốc lộ 50 (cửa ngõ phía Tây).

Dự kiến tháng 7/2024, tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) được đưa vào hoạt động và khai thác thương mại, góp phần hoàn thiện hạ tầng giao thông của thành phố” – đại diện Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh thông tin.

Tương tự, năm 2024, tỉnh Bình Dương cũng được giao 22.000 tỷ đồng vốn đầu tư công, trong đó, phần lớn được phân bổ đầu tư cho hạ tầng giao thông. Ông Nguyễn Thanh Thuận – Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Dương – cho biết: Bình Dương đang tăng tốc triển khai một số dự án giao thông trọng điểm như gói thành phần 5 của dự án đường Vành đai 3, hiện Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh đã triển khai thi công các gói thầu xây lắp. Đối với gói thành phần 6, diện tích mặt bằng xây dựng đã bàn giao đạt từ 80 – 90%.

Bình Dương đang quyết liệt tháo gỡ vướng mắc công tác gải phóng mặt bằng, để dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 13 hoàn thành trong năm 2024

Ông Nguyễn Thanh Thuận cũng cho biết, dự án đường Vành đai 4 qua địa bàn tỉnh dài gần 48km, chia thành 2 dự án thành phần, tổng mức đầu tư hơn 18.200 tỷ đồng hiện nhà đầu tư đã đề xuất chủ trương đầu tư và đang khẩn trương hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi dự án để trình thẩm định, phê duyệt theo quy định.

Trong khi đó, dự án đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 1 có chiều dài hơn 53km và đã được HĐND tỉnh thông qua chủ trương đầu tư dự án. “Đây là dự án huyết mạch nâng cấp, mở rộng quốc lộ 13 dài gần 13km, 8 làn xe, tổng mức đầu tư 1.367 tỷ đồng, hiện công tác giải phóng mặt bằng đã xong khoảng trên dưới 70%. Sau khi hoàn thành góp phần tăng tính liên kết vùng, giúp phát triển kinh tế – xã hội của Bình Dương nói riêng và vùng Đông Nam Bộ nói chung” – ông Nguyễn Thanh Thuận nhấn mạnh.

Xem thêm: 5F Orianna (Phương Trường An 6) – Khu đô thị bậc nhất Bình Dương thanh toán chỉ 281 triệu ký công chứng

Làm việc xuyên Tết, tăng tốc để về đích đúng tiến độ

Để các công trình hoàn thành đúng tiến độ, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội, ông Lương Minh Phúc – Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP. Hồ Chí Minh (gọi tắt là Ban Giao thông) cho biết: Ban Giao thông yêu cầu các nhà thầu, đơn vị thi công làm việc xuyên Tết, tăng tốc các dự án để về đích đúng tiến độ. Các đơn vị đặt mục tiêu giải ngân trên 95% vốn được giao, có mốc hoàn thành từng dự án năm 2024.

Ông Trần Quang Lâm cho biết, Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh đã mở ra cơ hội lớn cho phát triển thành phố, hạn chế đầu tư dàn trải. Bên cạnh tập trung xây dựng các dự án trọng điểm cấp bách, công tác giải phóng mặt bằng sẽ tách riêng thành dự án độc lập, thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách thành phố.

TP. Hồ Chí Minh sẽ thi công xuyên Tết 2024 đối với các dự án hạ tầng trọng điểm

Theo đó, Ban bồi thường giải phóng mặt bằng của từng địa phương, nơi có dự án đi qua sẽ thực hiện, còn nhà đầu tư chỉ thực hiện gói thầu xây lắp dự án, điều này giúp dự án thực hiện nhanh, không bị chậm tiến độ. Về công tác thực hiện, tất cả các dự án sẽ được đấu thầu công khai, doanh nghiệp trong nước và ngoài nước đều có thể tham gia.

Để tăng tốc và hoàn thành dự án đúng tiến độ, ngay từ đầu năm, ông Bùi Xuân Cường – Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh yêu cầu các đơn vị bước vào đợt thi đua 365 ngày của năm 2024. Mục tiêu 6 tháng năm 2024 đạt hơn 50% tỷ lệ giải ngân, hoàn thành và đưa vào khai thác các dự án hạ tầng trọng điểm trong năm 2024.

Tại tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Thanh Thuận – Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Bình Dương – cho biết: Đối với dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 13, vướng mắc của dự án là công tác giải phóng mặt bằng. Cùng với đó, công tác di dời hạ tầng kỹ thuật lưới điện trong phạm vi bảo vệ kết cấu đường bộ theo quy định cũng đang vướng. Hiện các sở, ngành và địa phương liên quan đang quyết liệt tháo gỡ khó khăn vướng mắc này. Dự kiến trong quý I/2024 sẽ tiến hành gói thầu thi công dự án di dời lưới điện để bàn giao mặt bằng. Tuyến quốc lộ 13 dự kiến sẽ được hoàn thành trong năm 2024. Dự án hoàn thành không chỉ đáp ứng nhu cầu vận tải, giải tỏa áp lực giao thông mà còn mở ra cánh cửa để Bình Dương phát triển đô thị, thu hút đầu tư trong thời gian tới.

Để tạo động lực phát triển, thúc đẩy kinh tế – xã hội của tỉnh cũng như cho sự phát triển liên vùng Đông Nam Bộ trong thời gian tới, ông Võ Văn Minh – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch chi tiết các dự án trọng điểm. Trong đó, mục tiêu đến tháng 9/2024 sẽ khởi công đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành. Đồng thời, giao các sở, ngành, địa phương cần sớm hoàn thiện các bước để triển khai thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng để khởi công dự án đường Vành đai 4 dịp 30/4/2024.

Theo ông Võ Văn Minh, một trong những ưu tiên của Bình Dương là phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, với mục tiêu chuyển đổi thành đô thị hiện đại và thông minh. Trong đó, đặt trọng điểm vào việc xây dựng các dự án hạ tầng có tính chiến lược, bảo đảm sự liên kết mạnh, sớm hình thành vành đai công nghiệp thế hệ mới dọc các trục cao tốc, cùng với phát triển các khu công nghiệp thông minh, thu hút đầu tư công nghệ cao.

Xem thêm: 5F Orianna (Phương Trường An 6) – Khu đô thị bậc nhất Bình Dương thanh toán chỉ 281 triệu ký công chứng

Ý kiến bình luận