Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và hạ tầng đã giúp thị xã Bến Cát (Bình Dương) luôn là “thỏi nam châm” thu hút nhiều nhà đầu tư. Bến Cát là đô thị vệ tinh của thành phố thông minh Bình Dương, một trong những trụ cột công nghiệp, đã hội tụ đủ các tiêu chí trở thành thành phố trực thuộc tỉnh.
Bí thư Thị ủy Bến Cát Bùi Minh Thạnh (bìa phải) kiểm tra công trình giao thông
Xem thêm: Dự án khu đô thị 5F Apollo – Đầu tư chắc thắng chỉ với tài chính 480 triệu sở hữu đất Bến Cát
UBND tỉnh Bình Dương đã phê duyệt Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung thị xã Bến Cát đến năm 2040 với quy mô hơn 23.430ha gồm 5 phường và 3 xã. Định hướng Bến Cát đến năm 2030 là đô thị công nghiệp – dịch vụ, đến năm 2040 là Trung tâm đô thị có chức năng đô thị công nghiệp – dịch vụ – đầu mối giao thông.
Bến Cát được phát triển theo mô hình đô thị công nghiệp kết hợp với dịch vụ và đầu mối giao thông. Định hướng đến năm 2040, đô thị Bến Cát phát triển mô hình theo dạng tuyến gồm 2 hướng chính: phát triển hành lang thương mại dịch vụ dọc đường quốc lộ 13 theo hướng Bắc Nam và phát triển các khu đô thị – thương mại dịch vụ dọc theo đường Vành đai 4 là tuyến vận tải theo hướng Đông Tây.
Một góc thị xã Bến Cát
Vì vậy, đô thị Bến Cát được chia thành 6 khu vực để phát triển bao gồm, khu trung tâm hành chính – dịch vụ – công nghiệp (phường Mỹ Phước); Khu đô thị dịch vụ – giáo dục – công nghiệp (phường Tân Định); Khu đô thị công nghiệp và thương mại dịch vụ (phường Hòa Lợi); Khu đô thị công nghiệp – dịch vụ, đầu mối hạ tầng kỹ thuật với trung tâm (phường Chánh Phú Hòa); Khu đô thị công nghiệp – dịch vụ ở phía Tây (xã An Điền) và Khu đô thị cảng kết hợp dịch vụ, nông nghiệp đô thị kết hợp du lịch ở phía Tây Nam (xã An Tây).
Trung tâm hành chính Bến Cát được nâng cấp, cải tạo cấp đô thị hiện hữu tại phường Mỹ Phước, nâng cấp các trung tâm hành chính phường, xã tại vị trí hiện hữu, không chia tách đơn vị hành chính. Cải tạo chỉnh trang các khu ở hiện hữu có dân cư tập trung cao và có hiện trạng nhà ở tương đối hoàn chỉnh. Ưu tiên đầu tư công trình hỗn hợp cao tầng tại các vị trí điểm nhấn đô thị, các giao lộ của các tuyến trục chính đô thị. Bên cạnh đó, ở khu vực ven sông Sài Gòn và sông Thị Tính ưu tiên nhà ở cao tầng kết hợp với không gian mở, hình thành công viên cây xanh và bảo vệ hệ thống kênh rạch.
Cùng với đó, Bến Cát sẽ bố trí đất nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho nguời lao động. Bến Cát giữ nguyên diện tích 7 khu công nghiệp hiện hữu, phát triển thêm khu công nghiệp 600ha tại An Điền và An Tây, mở rộng một phần khu công nghiệp Tân Bình có ranh giới tại phường Chánh Phú Hòa rộng khoảng 135ha, mở mới một phần khu công nghiệp Dầu Tiếng 2 có ranh giới tại An Điền với quy mô khoảng 30ha.
Về thương mại dịch vụ phát triển cấp vùng ở Thới Hòa tại vị trí giao giữa Vành đai 4 và Quốc lộ 13. Cấp đô thị thương mại dịch vụ được phát triển ở các trung tâm phân khu đô thị tại phường Mỹ Phước, Tân Định, Hòa Lợi, Chánh Phú Hòa, An Điền, An Tây dọc theo các tuyến đường Quốc lộ 13, 30/4, ĐT.741, ĐT.744, ĐT.748, NE8, TC3, 7A, 2/9 và các trục đường đi qua các khu trung tâm phân khu đô thị. Bên cạnh đó, Bến Cát định hướng 8 công viên trung tâm cấp đô thị có tổng quy mô 306ha tại Tân Định, Thới Hòa, Mỹ Phước và công viên dọc bờ sông, công viên liên đô thị với huyện Bàu bàng và Dầu Tiếng.
Từ nay đến năm 2025, Bến Cát ưu tiên phát triển các khu vực đô thị trong đó ưu tiên các các khu vực dọc theo đường Vành đai 4, cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật cho khu cải tạo đô thị phường Mỹ Phước. Đầu tư các trường trung học phổ thông tại các vị trí đã có sẵn quỹ đất ở Thới Hòa, An Tây. Tập trung hoàn chỉnh các công trình văn hóa – thể thao cấp đô thị ở phường Mỹ Phước và các công trình được xác định trong các quỹ đất công ở An Tây, An Điền. Đầu tư công viên bán ngập ở hạ nguồn suối Đồng Sổ kết hợp với dự án cải tạo suối.
Xem thêm: Dự án khu đô thị 5F Apollo – Đầu tư chắc thắng chỉ với tài chính 480 triệu sở hữu đất Bến Cát