Cao tốc TP HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành tuyến đường ngoại giao huyết mạch nối liền vùng Nam Tây Nguyên với các tỉnh vùng Đông Nam bộ.
Thông tin sơ lược cao tốc TP HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành
Với tổng chiều dài 68,7 km, cao tốc TP HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành bao gồm 2 đoạn: đoạn tuyến cao tốc có điểm đầu tại Km0+00 nút giao Gò Dưa (Vành đai 2 TP HCM), điểm cuối Km8+600 nút giao An Phú (Vành đai 3 TP HCM) và đoạn tuyến cao tốc có điểm đầu Km8+60 nút giao An Phú (Vành đai 3 TP HCM), điểm cuối Km68 +700 giao Quốc lộ 14 (huyện Chơn Thành – Bình Phước).
Đề xuất của đơn vị nghiên cứu, từ nút giao Gò Dưa tuyến đường thuộc tuyến cao tốc TP HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành sẽ đi dọc theo Tỉnh lộ 42 khoảng 800m sau đó rẽ phải theo ĐT 743B, ĐT 743A, ĐT 747B tới trước cầu Khánh Vân rẽ trái tách khỏi đường hiện tại và đi men theo Suối Cái và song song với ĐH.409, tuyến cắt ĐT.747A tại Cổng Xanh, sau đó đi song song với ĐT 741 lên xã An Long huyện Phú Giáo – Bình Dương rồi đi thẳng lên phía Bắc giáp phía Đông KCN Becamex Bình Phước để kết nối với Quốc lộ 14.
Dự án sẽ đầu tư với quy mô 6 làn xe chạy suốt và 4 làn xe đô thị hai bên trong đoạn hoàn chỉnh. Được biết, 8,6 km từ nút giao Gò Dưa đến nút giao An Phú với quy mô 10 làn xe, nền đường rộng 6m, đoạn còn lại sẽ đầu tư với quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 17m. Tổng mức đầu tư cao tốc TP HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành giai đoạn 1 là 24.274 tỷ đồng.
Vai trò quan trọng cao tốc TP HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành
Cao tốc TP HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành thuộc Quy hoạch chi tiết đường Hồ Chí Minh, được xác định trong mạng lưới hệ thống đường cao tốc trong Quy hoạch mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 1/3/2016.
Sau khi hoàn thành đưa vào vận hành sẽ từng bước hoàn thiện quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam và quy hoạch chi tiết đường Hồ Chí Minh. Đồng thời tăng cường khả năng kết nối TP HCM với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Tây Nguyên, đáp ứng nhu cầu vận tải khu vực cửa ngõ TP HCM. Bên cạnh đó, tuyến cao tốc này sẽ chia sẻ lưu lượng các phương tiện lưu thông trên Quốc lộ 13, phục vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trong khu vực dự án nói chung.
Theo thông tin cập nhập, vào tháng 11/2020 UBND tỉnh Bình Phước đã có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc giao cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kêu gọi đầu tư Dự án đường cao tốc TP HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành theo hình thức PPP. Cụ thể, UBND tỉnh Bình Phước muốn Chính phủ xem xét, chấp thuận giao cho tỉnh này làm cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai dự án.
Hiện hồ sơ dự án đang được Bộ GTVT giao Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Lợi ích đưa vào khai thác sử dụng cao tốc TPHCM-Thủ Dầu Một-Chơn Thành
Hiện nay di chuyển từ TP HCM đến tỉnh Bình Phước qua huyện Chơn Thành hay TP Đồng Xoài thì khoảng cách là 95 – 100km, quan trọng hơn là những tuyến đường như ĐT 741, ĐT 743, Quốc lộ 13, Quốc lộ 14,…với lưu lượng phương tiện giao thông rất lớn, thường xuyên xảy ra tắc nghẽn làm cho thời gian di chuyển cũng rất lâu từ 3-4 giờ đồng hồ.
Song song với đó, khi hoàn thành, cao tốc TP HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành cùng với các tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương – Đà Lạt, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, cao tốc Mộc Bài – Tây Ninh, cao tốc TP HCM – Trung Lương sẽ kết hợp cùng hệ thống đường vành đai xung quanh TP HCM sẽ giúp cho việc lưu thông và kinh tế tại “Bát Giác Kim Cương”.
Đây là tuyến giao thông quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế liên vùng, khi đưa vào hoạt động sẽ rút ngắn thời gian và lộ trình di chuyển từ TP HCM đến Bình Dương, Bình Phước. Cao tốc TP HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành là tuyến đường huyết mạch nối liền phía Nam Tây Nguyên, xuyên qua vòng lõi kinh tế trọng điểm phía Nam với trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước là TP HCM.
Không chỉ kết nối vận chuyển hàng hóa, giao thương từ các cảng biển TP HCM về tỉnh Đồng Nai, Bình Dương hay Bình Phước, tuyến đường còn có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội và đặc biệt là tác động rất lớn tới thị trường bất động sản tại những địa phương nó đi qua.