Tỉnh Bình Dương đưa ra nhiều giải pháp để thu hút và giữ chân trên 80.000 doanh nghiệp đến đây đầu tư. Địa phương này sẽ xây dựng các khu công nghiệp khoa học công nghệ, cụm công nghiệp theo định hướng net zero.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh vừa ký, ban hành Kế hoạch về việc triển khai Nghị quyết số 45 của Chính Phủ.
Xem thêm: Dự án khu đô thị 5F Apollo Bến Cát, VSIP II chỉ 480 triệu nhận nền
Theo đó, mục tiêu Kế hoạch là phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh, bền vững, là động lực trong thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ XI và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021-2025.
Trong kế hoạch, Bình Dương phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có trên 80.000 doanh nghiệp (DN) đăng ký thành lập. Bình quân mỗi năm có trên 7.500 DN thành lập mới gia nhập thị trường. Qua đó, tăng trưởng cả về quy mô, chất lượng và tỷ trọng đóng góp vào GRDP của tỉnh Bình Dương. Thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ, chất lượng và năng lượng cạnh tranh khu vực tư nhân so với nhóm dẫn đầu ASEAN-4. Nhiều DN tham gia sâu vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.
Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh Bình Dương đề ra nhiều giải pháp. Cụ thể, tỉnh Bình Dương tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho phát triển như: Cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số; ứng dụng công nghệ thông tin để số hóa hồ sơ phục vụ chuyển đổi số, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, môi trường; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và đạo đức đội ngũ công chức, viên chức.
Bình Dương hỗ trợ mở rộng khả năng tham gia thị trường của kinh tế tư nhân và thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng thông qua các giải pháp, chính sách khai thác hiệu quả thị trường nội địa, phát triển thị trường trong tỉnh.
Đồng thời, cung cấp thông tin thị trường hàng hóa, nhu cầu kết nối tiêu thụ giữa DN sản xuất, tiêu thụ, xuất nhập khẩu trong và ngoài tỉnh; chống gian lận thương mại, thao túng, chi phối thị trường.
Đặc biệt, tỉnh Bình Dương đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp theo quy hoạch gắn với việc hình thành các tuyến đường trọng điểm; hình thành hệ thống cảng thủy, ICD, Logistics đa phương thức. Trong đó, tập trung xây dựng các khu công nghiệp khoa học công nghệ, cụm công nghiệp theo định hướng net zero.
Ngoài ra, tỉnh này cũng tạo điều kiện cho DN, nhất là DN vừa và nhỏ tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng; đơn giản hóa các thủ tục cấp tín dụng và các thủ tục cung ứng dịch vụ khác. Hỗ trợ, hướng dẫn các DN, tổ chức, cá nhân trong hoạt động bảo hộ, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Đẩy mạnh triển khai các đề án hỗ trợ DN nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn tỉnh; mô hình ba nhà gắn với khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Bình Dương đang kêu gọi đầu tư xây dựng Cảng An Tây công suất 7 triệu tấn/ năm
Ông Lim Hua Tiong – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Công nghiệp New Motion, Singapore – chia sẻ, sự hỗ trợ tận tình về trình tự thủ tục, quy định pháp lý liên quan cùng với môi trường đầu tư năng động của Bình Dương, tạo sức hấp dẫn cho doanh nghiệp. Theo ông Lim Hua Tiong, công ty đặt mục tiêu sẽ phát triển thêm nhà xưởng để sản xuất lâu dài tại tỉnh này.
Công ty TNHH Lego Manufacturing Vietnam (Đan Mạch) hiện đang xây dựng nhà máy 1,3 tỷ USD tại khu công nghiệp Vsip 3 Bình Dương.
Ông Preben Elnef – Phó Chủ tịch Tập đoàn Lego – cho biết, doanh nghiệp đang khẩn trương hoàn thiện để nhà máy có thể đi vào hoạt động năm 2024. Ông Preben Elnef cho biết, hạ tầng tốt đã thu hút tập đoàn này chọn Bình Dương để đầu tư nhà máy.
Tỉnh Bình Dương hiện có 64.333 doanh nghiệp trong nước với tổng vốn đăng ký 699.000 tỷ đồng và 4.176 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký hơn 40 tỷ USD. |
Xem thêm: Dự án khu đô thị 5F Apollo Bến Cát, VSIP II chỉ 480 triệu nhận nền