Bất động sản công nghiệp sinh dòng tiền là phân khúc đang nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư bất động sản “giá trị thực- sinh lời thực”, hứa hẹn trở thành kênh đầu tư an toàn, hiệu quả, hấp dẫn trong thời gian tới. Phú Thọ- thủ phủ công nghiệp tiếp theo của miền Bắc là địa phương được “gọi tên” định danh cho dòng sản phẩm mới mẻ và hấp dẫn này.
Phân Khúc Chưa Bao Giờ Hết “Hot”
Làn sóng đầu tư nước ngoài chảy mạnh vào Việt Nam kéo theo sự bùng nổ nhu cầu nhà ở cho chuyên gia và hạ tầng thương mại, dịch vụ cho các khu công nghiệp, kéo theo sự tăng trưởng nóng của phân khúc bất động sản công nghiệp. Theo Hiệp hội BĐS Việt Nam, thị trường BĐS 2023 ngập tràn trong khó khăn nhưng hai phân khúc nhà ở xã hội, bất động sản công nghiệp hầu như không giảm nhiệt, cầu luôn cao hơn cung gấp nhiều lần. Thị trường đang chứng kiến làn sóng dịch chuyển của doanh nghiệp quốc tế sang nhiều nước khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam; thị trường nhân công lao động, quỹ đất lớn kết hợp với hạ tầng giao thông liên tỉnh được chính phủ rót vốn đầu tư sẽ tạo đà cho sự phát triển về bất động sản công nghiệp. Do đó, các dịch vụ đi theo bất động sản công nghiệp từ nhà trọ, ăn uống, mua sắm gia dụng, sân thể thao, cửa hàng, chợ…ngày càng phát triển đa dạng, cơ sở quy mô nhỏ hay buôn bán nhỏ lẻ đều có cơ hội phát triển.
“Từ quý 2 – quý 3/2024, thị trường bất động sản sẽ chính thức bước vào chu kỳ phục hồi, các dự án được triển khai mạnh mẽ hơn, tạo ra nguồn cung lớn cho thị trường. Trong đó, mảng nhà ở xã hội và bất động sản công nghiệp vẫn chiếm ưu thế”, ông Nguyễn Văn Khôi, chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam nhận định.
Chia sẻ tại Diễn đàn Bất động sản công nghiệp Việt Nam vừa diễn ra tại TP Hồ Chí Minh cuối tháng 10/2023, Bộ Kế hoạch & Đầu tư cũng cho biết, từ đầu năm 2023 tới nay, lượng vốn FDI tiếp tục gia tăng, khiến nhu cầu bất động sản khu công nghiệp có sự tăng trưởng tích cực.
BĐS công nghiệp nhiều tiềm năng thu hút đầu tư.
Trong năm 2023, Việt Nam có 397 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất là 122.900 ha. Trong đó, 292 khu công nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích đất hơn 87.100 ha; 106 khu công nghiệp khác đang được xây dựng với tổng diện tích đất 35.700 ha.
Các khu công nghiệp trên toàn quốc có tỷ lệ lấp đầy trên 80%, trong đó, các tỉnh trọng điểm phía Bắc đạt 83% và các tỉnh trọng điểm phía Nam đạt 91%.
Khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc ghi nhận 68 dự án khu công nghiệp với diện tích đất cho thuê đạt 12.000 ha. Giá đất cho thuê tăng ở mức 30% theo năm, đạt trung bình 138 USD/m2/chu kỳ thuê.
Sức mua bất động sản công nghiệp không hề giảm nhiệt cho dù thị trường còn khó khăn cho thấy tiềm năng bền vững của phân khúc này. Đáng chú ý, theo khảo sát thị trường của nhiều đơn vị bán hàng, bên cạnh hạ tầng KCN, dòng sản phẩm bất động sản phụ trợ, logictic cho các khu công nghiệp đang ngày càng được nhà đầu tư ưa chuộng.
“Nhu cầu thuê nhà ở gần các khu công nghiệp đang là xu thế mới thay thế cho việc các chuyên gia và lao động kỹ thuật cao phải di chuyển từ thành phố tới nơi làm việc, mất quá nhiều thời gian khi mà đường xá giao thông càng ngày càng ách tắc. Tuy nhiên, thị trường bất động sản logictic cho các KCN ở các địa phương lại chưa phát triển. Đây là phân khúc tiềm năng thu hút các nhà đầu tư có tầm nhìn xa, đón đầu được xu thế và nhu cầu mới của thị trường”, ông Vũ Cương Quyết, TGĐ Đất Xanh miền Bắc nhận định.
Theo các chuyên gia đây sẽ là xu hướng trở thành bất động sản dòng tiền với khả năng cho thuê dài hạn, sinh lời bền vững hứa hẹn sẽ trở thành kênh đầu tư hấp dẫn thời gian tới. Xu hướng này mở ra nhu cầu mới cho những thị trường bất động sản có hạ tầng khu công nghiệp, sở hữu nhiều động lực tăng trưởng và đang là địa phương trọng điểm thu hút dòng vốn FDI.
Đồng Nai vẫn tạo được sức hút đầu tư vào khu công nghiệp
Đồng Nai là địa phương phát triển công nghiệp lâu đời của Việt Nam. Hiện nay, quỹ đất công nghiệp của tỉnh không còn nhiều nên phần nào đó ảnh hưởng đến kết quả thu hút đầu tư về số vốn và dự án, tỉnh đang gấp rút hoàn thiện các thủ tục để xây dựng mới các khu công nghiệp.
Hiện nay, quan điểm của tỉnh là thu hút đầu tư vào các KCN phải chọn lọc và hướng tới những dự án chất lượng cao để phát triển bền vững.
Theo số liệu thống kê của Ban Quản lý các KCN Đồng Nai, đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 32 KCN được thành lập với diện tích hơn 10,2 ngàn ha, trong đó 31 KCN đang hoạt động và 1 KCN đang trong quá trình bồi thường, thu hồi đất và xây dựng hạ tầng. Nếu hoàn thành hạ tầng các KCN sẽ có hơn 7,1 ngàn ha đất cho thuê, nhưng đến nay diện tích đất cho thuê là hơn 5,9 ngàn ha. Diện tích còn lại khoảng 1,1 ngàn ha nhưng chưa bồi thường xong nên không thể xây dựng hạ tầng cho doanh nghiệp (DN) thuê.
Thực tế quỹ đất sẵn sàng cho thuê khoảng 237ha, nhưng không liền mạch, rời rạc, khó đáp ứng quy mô diện tích của các nhà đầu tư. Diện tích đất công nghiệp chờ mặt bằng khoảng 800ha, do đó diện tích đất dành cho các dự án đầu tư trong khoảng thời gian tới là rất hạn chế. Đây là vấn đề nhiều công ty hạ tầng KCN kiến nghị giải quyết nhiều năm chưa xong và có những KCN bồi thường giải phóng mặt bằng đã lâu vẫn chưa hoàn thành.
Theo Phó trưởng ban phụ trách Ban Quản lý các KCN Đồng Nai Phạm Văn Cường, trong quy hoạch các KCN trên địa bàn cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Đồng Nai đã được chấp thuận chủ trương xây dựng thêm các KCN mới và được bổ sung với diện tích đất công nghiệp hơn 8,6 ngàn ha. Tuy nhiên, vấn đề là thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư kinh doanh dự án hạ tầng KCN, lựa chọn nhà đầu tư dự án lại rất phức tạp, kéo dài, nếu không sớm được tháo gỡ sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến mục tiêu thu hút đầu tư chung của tỉnh, nhất là thu hút các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Tại nhiều cuộc họp về phát triển kinh tế – xã hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh cho rằng, thước đo đánh giá sự thành công của địa phương hiện nay là sự lớn mạnh của cộng đồng DN. Với Đồng Nai, tương lai hướng tới phát triển theo chiều sâu, công nghệ cao. Do vậy, để phát triển bền vững, Đồng Nai không nhất thiết phải thu hút đầu tư bằng mọi giá, điều này đối với địa phương rất dễ để thực hiện nhưng về lâu về dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bền vững.
Đồng Nai với lợi thế có sân bay, cảng biển, hệ thống đường cao tốc và một khu vực phát triển tiềm năng sẽ không sợ thiếu nhà đầu tư mà quan trọng là phải tạo ra môi trường chất lượng cho các dự án tương xứng với tiềm năng, vị thế của tỉnh.
Cùng quan điểm về phát triển bền vững, theo Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng, đây là xu thế phát triển chung. Thời gian tới, Đồng Nai sẽ hướng tới phát triển kinh tế xanh, thân thiện môi trường, chuyển hướng thu hút đầu tư, thay đổi từ lượng sang chất, có sự chọn lọc kỹ hơn. Tới đây, trong quy hoạch, phát triển KCN, Đồng Nai sẽ tính toán kỹ lưỡng để hướng đến nền công nghiệp xanh.