Đến cuối tháng 6/2023, các địa phương đã bàn giao mặt bằng cho Dự án Cao tốc Bắc-Nam là khoảng 608km trên tổng số 721km chiều dài toàn tuyến.
Hình hài hệ thống Cao tốc Bắc Nam
Tính đến cuối tháng 6/2023, các địa phương đã bàn giao mặt bằng cho Dự án Cao tốc Bắc-Nam khoảng 608km trên tổng số 721km chiều dài toàn tuyến. Tuy nhiên, diện tích mặt bằng thi công có thể chỉ đạt được hơn 523km (khoảng 72,5%). Trong năm 2023, số vốn bố trí cho công tác giải phóng mặt bằng Cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2 khoảng 14.865 tỷ đồng.
Địa phương nhập cuộc làm đường cao tốc
Nhìn các dự án cao tốc khởi công vài ngày gần đây cho thấy sự nhập cuộc mạnh mẽ của các địa phương khi được giao triển khai các dự án cao tốc. Chỉ sau một năm được Quốc hội thông qua, các địa phương đã chuẩn bị đủ các điều kiện khởi công, thay vì thông thường như trước đây phải mất hai năm.
Như cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng được giao cho bốn địa phương An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng. Hay dự án đường vành đai 3 TP.HCM do bốn địa phương TP.HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai triển khai. TP.HCM lần đầu tiên được giao làm cơ quan điều phối chung toàn dự án đi qua nhiều tỉnh thành.
TS Phạm Hoài Chung đánh giá việc phân cấp giúp huy động được nguồn lực tổng thể từ tài chính, công tác tổ chức thực hiện. Ví dụ như tuyến đường vành đai 3 TP.HCM giao về địa phương thì công tác mặt bằng rất nhanh. Nguồn nguyên vật liệu các địa phương cũng phối hợp trơn tru.
Còn theo KTS Trần Ngọc Chính, quy hoạch thì trung ương, thiết kế thì Bộ Giao thông vận tải, nhưng khi làm nên chia từng khu vực cho địa phương. Sự phân cấp còn tạo thi đua giữa các tỉnh thành. Khó khăn địa phương cũng xử lý nhanh, không gây vướng một điểm là làm chậm cả dự án.
Một đoạn trên cao tốc tốc Phan Thiết – Dầu Giây
Làm tiếp 1.300km cao tốc trong ba năm tới mới đạt mục tiêu Chính phủ xác định đến năm 2025 phải hoàn thành 3.000km đường cao tốc. Để đạt mục tiêu này trong ba năm tới, cả nước phải đầu tư thêm 1.300km. |
Ngày 18 tháng 6 vừa qua đã diễn ra lễ khởi công xây dựng đường Vành Đai 3
Cam kết 2026 hoàn thành đường vành đai 3 TP.HCM Phát biểu tại lễ khởi công ở điểm cầu TP.HCM, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh thực tiễn đã chứng minh, giao thông phát triển đến đâu sẽ mở ra không gian phát triển mới về kinh tế – xã hội đến đó. Tổng chiều dài của ba tuyến là 247km với tổng vốn hơn 115.000 tỉ đồng. Theo Thủ tướng, giai đoạn 2000 – 2021, cả nước mới đầu tư đưa vào khai thác 1.163km cao tốc. Mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu cả nước có khoảng 5.000km, vì vậy cần hành động quyết liệt để 2025 có 3.000km cao tốc đưa vào khai thác và giai đoạn 2026 – 2030 phấn đấu có thêm 2.000km đường bộ cao tốc. “Như vậy từ 2021 – 2030, phải triển khai đầu tư, xây dựng gấp gần bốn lần số km đường bộ cao tốc đã xây dựng trong hơn 20 năm qua”, Thủ tướng nói. Điều đặc biệt là cả ba dự án khởi công đều được áp dụng cơ chế đặc thù riêng về huy động nguồn vốn kết hợp giữa ngân sách trung ương và địa phương. Các dự án áp dụng cơ chế để rút ngắn thời gian chuẩn bị. Theo Thủ tướng, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án này rất khó khăn. Tuy nhiên, các địa phương đã áp dụng nhiều giải pháp để người dân ủng hộ. Kết quả này càng minh chứng cho tính đúng đắn của chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền. Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi nói đường vành đai 3 TP.HCM là công trình ý Đảng lòng dân, là con đường kết nối, con đường phát triển. Thời gian tới, TP.HCM cùng với các địa phương sẽ tiếp tục tập trung giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành dự án đúng kế hoạch. TP.HCM thay mặt các địa phương, cam kết với Chính phủ và nhân dân sẽ phối hợp theo dõi sát sao để công trình đường vành đai 3 TP.HCM thông xe kỹ thuật năm 2025, hoàn thành toàn bộ vào 2026. |