Nhằm kết nối giao thông đến sân bay Biên Hòa, Sở Giao thông vận tải Đồng Nai đã nghiên cứu nhiều hướng tuyến, nâng cấp nhiều tuyến đường để đề xuất cập nhật vào quy hoạch của tỉnh.
Thời gian qua, để đưa sân bay Biên Hòa từng bước vào khai thác lưỡng dụng, Đồng Nai đã triển khai nhiều hạng mục công việc. Trong đó, bao gồm xem xét quy hoạch nâng cấp, mở rộng các tuyến đường nội ô để kết nối với sân bay Biên Hòa.
Mục đích nhằm tạo điều kiện tốt nhất trong giao thông, giao thương khi sân bay hoạt động lưỡng dụng.
Xem thêm: Dự án khu đô thị công nghiệp Estella City Sông Mây, Đồng Nai – Đảm bảo lợi nhuận đầu tư 20%
Một góc sân bay Biên Hòa.
Theo ông Nguyễn Bôn, Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải Đồng Nai, sân bay Biên Hòa khi khai thác lưỡng dụng giai đoạn 2021-2030 sẽ có công suất phục vụ 5 triệu hành khách mỗi năm.
Vì vậy, để đáp ứng công suất này Sở đã nghiên cứu các hướng kết nối giao thông đến sân bay Biên Hòa để đề xuất cập nhật vào quy hoạch của tỉnh Đồng Nai.
Cụ thể, sẽ mở rộng đường Nguyễn Du, đoạn giao với đường Nguyễn Ái Quốc lên 6-8 làn xe với lộ giới dự kiến từ 48-60m. Đây là đường lớn đi qua nội ô Biên Hòa. Đường Nguyễn Du được dự kiến sẽ là đường kết nối chính với sân bay Biên Hòa.
Sở GTVT cũng đề xuất bổ sung quy hoạch tuyến đường tỉnh 760C trên cơ sở nâng cấp các tuyến đường Võ Trường Toản, Nguyễn Đình Chiểu (thành phố Biên Hòa) đi qua khu du lịch Bửu Long kết nối ra cầu Xóm Lá với quy mô 6 làn xe.
Bên cạnh đó, Sở cũng đề xuất kéo dài đường tỉnh 768B kết nối đến cầu Thạnh Hội 2. Đây là cầu bắc qua sông Đồng Nai, nối phường Thạnh Phước và xã Thạnh Hội thuộc thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Đường tỉnh 768 cũng là một trong những tuyến đường được Sở GTVT nghiên cứu đề xuất quy hoạch mở rộng để kết nối với sân bay Biên Hòa.
Xem thêm: Dự án khu đô thị công nghiệp Estella City Sông Mây, Đồng Nai – Đảm bảo lợi nhuận đầu tư 20%
Ngoài ra, Sở cũng sẽ thực hiện mở rộng tuyến đường tỉnh 768, đoạn từ cuối đường Nguyễn Du đến cầu Tân Triều (hương lộ 7, thuộc xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai).
Đồng thời, kéo dài mở rộng thêm tuyến đường khoảng 3,6km từ giao lộ với hương lộ 7 đến đường vành đai thành phố Biên Hòa gần cầu Bạch Đằng để tăng cường kết nối sân bay Biên Hòa với tỉnh Bình Dương với quy mô 6 làn xe.
Theo ông Bôn, việc kết nối giao thông khi sân bay Biên Hòa đi vào khai thác lưỡng dụng là cấp bách và cần thiết, tránh ùn tắc và tăng kết nối giữa các địa phương, giúp người dân đến và đi từ sân bay thuận lợi hơn.
Được biết, sân bay Biên Hòa nằm ở nội ô thành phố Biên Hòa và hiện tại đường lưu thông chính vào sân bay vẫn chủ yếu từ Nguyễn Ái Quốc rẽ vào cổng 2 (phường Tân Phong, Biên Hòa) để vào khu vực sân bay.
Sân bay quân sự Biên Hòa được xây dựng từ năm 1955, cách sân bay Tân Sơn Nhất của TP.HCM khoảng 30km. Từ khi xây dựng đến nay, sân bay Biên Hòa phục vụ cho mục đích quân sự, huấn luyện bay bảo vệ vùng trời và được giao cho Trung đoàn Không quân 935, Sư đoàn 370, Bộ Quốc phòng quản lý sử dụng. Tháng 6 vừa qua, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, sân bay Biên Hòa được quy hoạch là sân bay quốc nội phục vụ khai thác lưỡng dụng trong thời kỳ 2021-2030. Giai đoạn 2021-2030, công suất 5 triệu khách/năm. Tầm nhìn đến năm 2050 công suất 10 triệu khách/năm. |
Xem thêm: Dự án khu đô thị công nghiệp Estella City Sông Mây, Đồng Nai – Đảm bảo lợi nhuận đầu tư 20%