Đồng Nai nằm trong 2 tiểu vùng thuộc vùng TP.HCM và giữ vai trò quan trọng trong phát triển đô thị, giao thương quốc tế, trung chuyển hàng hóa, du lịch… tạo động lực phát triển mới.
TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu là các địa phương hợp thành vùng động lực phía Nam – vùng động lực phát triển của quốc gia.
Vùng đô thị động lực và cực tăng trưởng hành lang kinh tế quốc lộ 1
Theo Đồ án Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2076/QĐ-TTg ngày 22-12-2017, địa bàn Đồng Nai được phân bổ thuộc 2 tiểu vùng gồm: tiểu vùng đô thị trung tâm và tiểu vùng phía Đông.
Tiểu vùng đô thị trung tâm bao gồm TP.HCM và vùng phụ cận với các huyện, thành phố, thị xã: Đức Hòa, Cần Giuộc, Bến Lức (tỉnh Long An); Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An, Bến Cát, Tân Uyên (tỉnh Bình Dương); Biên Hòa, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Long Thành và một phần H.Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai). Với tiểu vùng này, TP.HCM là đô thị hạt nhân trung tâm vùng; TP.Bình Dương là đô thị động lực phía Bắc và khu vực TP.Biên Hòa – Long Thành – Nhơn Trạch là vùng đô thị động lực phía Đông.
Trong khi đó, tiểu vùng phía Đông bao gồm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và phần còn lại phía Đông của tỉnh Đồng Nai gồm: TP.Long Khánh; các huyện: Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú và một phần H.Vĩnh Cửu. Trong tiểu vùng này, các thành phố Vũng Tàu và Bà Rịa là cực tăng trưởng trên trục hành lang kinh tế dọc quốc lộ 51; TP.Long Khánh là cực tăng trưởng trên hành lang kinh tế dọc quốc lộ 1.
Theo Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Đồng Nai Lý Thành Phương, tiểu vùng đô thị trung tâm trong đó có tam giác TP.Biên Hòa, các huyện: Long Thành, Nhơn Trạch và một phần H.Vĩnh Cửu của tỉnh Đồng Nai có vị trí trung tâm của toàn vùng. Đây là tiểu vùng có tốc độ và tỷ lệ đô thị hóa cao, nổi bật với các thế mạnh về công nghiệp công nghệ cao và chuyên sâu, đào tạo, y tế, đầu mối giao thương kết nối với quốc tế.
Trong định hướng phát triển, tiểu vùng này sẽ được phát triển không gian về phía Đông và Đông Bắc, xây dựng mô hình đô thị nén và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đồng thời, tổ chức hệ thống giao thông đồng bộ, tăng cường không gian xanh dọc các sông Sài Gòn, Đồng Nai. Từ đó, duy trì và phát triển các hành lang xanh nhằm giảm nguy cơ ngập lụt, bảo tồn không gian sinh quyển Cần Giờ.
Theo Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Đồng Nai LÝ THÀNH PHƯƠNG, trong liên kết vùng, hạ tầng giao thông là nền tảng vật chất có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển giao thông của mỗi đô thị nói chung và khu vực liên kết đô thị nói riêng. Kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại sẽ là điều kiện phát triển ổn định và bền vững. Hệ thống giao thông không chỉ phục vụ nhu cầu lưu thông trong tỉnh, thành phố mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng giao lưu với các vùng trong cả nước. |
Với tiểu vùng phía Đông – tiểu vùng có vai trò cửa ngõ giao thương quốc tế của cả vùng và quốc gia thông qua cảng hàng không quốc tế (sân bay) Long Thành và cảng biển trung chuyển quốc tế Cái Mép – Thị Vải. Tiểu vùng này được định hướng phát triển với ưu tiên tập trung phát triển công nghiệp (khai thác dầu khí, cảng, công nghiệp phụ trợ và đa ngành), nông nghiệp (công nghệ cao, chuyên canh, khai thác và đánh bắt, nuôi thủy sản). Cùng với đó, tăng cường các chức năng dịch vụ trung chuyển hàng hóa, kho vận, tiếp vận cấp quốc gia và quốc tế gắn với đầu mối hạ tầng giao thông cảng biển, sân bay quốc tế; phát triển du lịch nghỉ dưỡng sinh thái, du lịch cảnh quan sinh thái rừng; bảo tồn cảnh quan rừng tự nhiên, vùng sinh thái ngập mặn và nguồn nước hồ Trị An.
Xem thêm: Dự án khu đô thị công nghiệp Estella City Sông Mây, Đồng Nai – Đảm bảo lợi nhuận đầu tư 20%
Đồng Nai sẽ là trung tâm hội nhập quốc tế
Trong thời gian tới, không chỉ riêng Đồng Nai mà cả vùng Đông Nam bộ cũng như vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung, sân bay Long Thành được đánh giá sẽ là một điểm đột phá phát triển quan trọng. Đối với riêng Đồng Nai, sân bay Long Thành còn được kỳ vọng sẽ thay đổi vị thế của tỉnh trong mối tương quan phát triển vùng.
Tại hội thảo khoa học góp ý Quy hoạch tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được tổ chức vào giữa tháng 6 vừa qua, PGS-TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam và thành viên Tổ tư vấn Chính phủ cho rằng, thời gian tới, tỉnh cần có cách tiếp cận mới trong phát triển kinh tế. Trong đó, ưu tiên công nghiệp công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, đồng thời tạo dư địa phát triển cho các lĩnh vực khác. Đặc biệt, Đồng Nai cần ưu tiên cho việc phát triển đô thị sân bay, dịch vụ logistics, từ đó đưa tỉnh trở thành trung tâm hội nhập quốc tế.
“Việc xây dựng thành phố sân bay Long Thành trở thành cửa ngõ giao thương châu Á sẽ là “tọa độ” đột phá chiến lược xoay chuyển toàn bộ chức năng vị thế của tỉnh Đồng Nai” – PGS-TS Trần Đình Thiên chia sẻ.
Cũng theo PGS-TS Trần Đình Thiên, chỉ riêng việc đặt sân bay Long Thành trên địa bàn tỉnh thôi cũng đã là một cú hích mang tính thời đại đối với Việt Nam. “Chỉ riêng khía cạnh này thôi, cách tiếp cận quy hoạch phải rất nghiêm túc” – PGS-TS Trần Đình Thiên nhấn mạnh.
Tương tự, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn cho rằng, Đồng Nai có tiềm năng rất lớn để phát triển trong thời gian tới. Trong công tác quy hoạch, tỉnh cần những quyết định mang tính đột phá và những đột phá này không chỉ nhìn trong ranh giới của Đồng Nai mà phải ở tầm nhìn vùng.
Xem thêm: Dự án khu đô thị công nghiệp Estella City Sông Mây, Đồng Nai – Đảm bảo lợi nhuận đầu tư 20%